4 tháng đầu năm 2021, diện tích rừng trồng mới cả nước đạt 61 nghìn ha
Ước tính 4 tháng đầu năm 2021, diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước đạt 62 nghìn ha, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 35 triệu cây, tăng 2,8%.
Theo số liệu thống kê năm 2019 của Tổng cục Thống kê, đất lâm nghiệp nước ta có khoảng 15 triệu ha, chiếm 45,5% tổng diện tích. Trong đó rừng sản xuất là 7,5 triệu ha, rừng phòng hộ 5,2 triệu ha, rừng đặc dụng 2,2 triệu ha; rừng tự nhiên có diện tích 1.0292,4 nghìn ha, rừng trồng là 4316,8 nghìn ha;
Còn theo Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, tỷ lệ che phủ rừng nước ta năm 2020 ước đạt 42% (bình quân thế giới chỉ 31%). Mặc dù tỷ lệ che phủ rừng nước ta có tăng lên, nhưng chất lượng rừng tự nhiên vẫn chưa cao, rừng phòng hộ chưa phát huy đầy đủ chức năng, tỷ lệ cây xanh/người dân đô thị và nhiều khu vực nông thôn vẫn còn thấp.
Tại các đô thị lớn của Việt Nam tỷ lệ cây xanh/người ở mức từ 2 – 3 m2/người, bằng 1/5 đến 1/10 so với thế giới (tỷ lệ này tại các thành phố hiện đại trên thế giới phổ biến từ 20 – 25 m2/người).
Ngày 01/4/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 524/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”. Theo Đề án, mục tiêu đến hết năm 2025, cả nước trồng được 1 tỷ cây xanh, trong đó 690 triệu cây trồng phân tán ở các khu đô thị và vùng nông thôn, 310 triệu cây trồng tập trung trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng mới rừng sản xuất, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước.
Ước tính 4 tháng đầu năm 2021, diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước đạt 62 nghìn ha, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 35 triệu cây, tăng 2,8%.
Việc phục hồi và quản lý rừng bền vững không chỉ giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học, mà còn mang đến tiềm năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ để phát triển bền vững, thúc đẩy hoạt động kinh tế, tạo việc làm và cải thiện cuộc sống.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2021, sản lượng gỗ khai thác đạt 4.159,9 nghìn m3, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước; trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4.988 triệu USD, tăng 50,5%; trị giá xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy đạt 486 triệu USD, tăng 5,3%.
Nước ta phấn đấu tới năm 2030 sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (BAU) của quốc gia, tương đương 83,9 triệu tấn CO2; và nếu có sự hợp tác hiệu quả của quốc tế, Việt Nam có thể giảm giảm 27%, tương đương 250,8 triệu tấn CO2.
Về sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF) dự kiến đóng góp việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ 9,3 – 21,2 triệu tấn CO2, thông qua các giải pháp: bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững rừng và đất lâm nghiệp để tăng lượng hấp thụ các-bon và chứng chỉ rừng.
Trồng rừng, phát triển rừng, ưu tiên rừng sản xuất, rừng gỗ lớn và rừng ven biển; phục hồi rừng phòng hộ và rừng đặc dụng; khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên, xúc tiến tái sinh và làm giàu rừng trên các vùng đất được quy hoạch cho lâm nghiệp; nâng cao chất lượng và trữ lượng các-bon rừng; phát triển các mô hình nông lâm kết hợp để nâng cao trữ lượng các-bon, bảo tồn đất.
Đăng bình luận